Ghi chú Hoàn_Y

  1. Tấn thư, tlđd chép là Dã Vương, Thế thuyết tân ngữ, Phương chánh: Hoàn công vấn Hoàn Tử Dã: “Tạ An Thạch liệu Vạn Thạch tất bại, hà dĩ bất gián?” (tạm dịch: Hoàn công (Hoàn Ôn) hỏi Hoàn Tử Dã: “Tạ An Thạch (Tạ An) tính Vạn Thạch (Tạ Vạn) ắt bại, sao lại không can?”) Lưu Hiếu Tiêu chua: “Tử Dã, Hoàn Y tiểu tự dã.” (tạm dịch: Tử Dã là tiểu tự của Hoàn Y đấy.)
  2. Nay là trấn Lâm Hoán, huyện Tuy Khê, địa cấp thị Hoài Bắc, An Huy
  3. Tấn thư, tlđd chép là “Oán thi”, Lưu Hiêu Tiêu chú giải Thế thuyết tân ngữ, Nhâm đản, dẫn Tục tấn dương thu cũng chép là “Oán thi”. Đây chính là bài Oán ca hành của Tào Thực, nội dung miêu thuật việc Chu công Cơ Đán có công phò tá Chu Văn vương, Chu Võ vương, nhưng bị các em trai Quản thúc Tiên, Sái thúc Độ thuê dệt lời đồn mưu phản, khiến Chu Thành vương nghi ngờ. Vì vậy Chu công quy ẩn ở nước Sở, đem sắc thư của mình cất vào hòm, niêm phong bằng vàng (kim đằng). Sau này Thành vương mở hòm, đọc được sắc thư Chu công cầu trời xin chết thay cho Võ vương; Thành vương cảm động, mời Chu công quay về. Đây là Tào Thực mượn việc xưa để tỏ lòng, hy vọng Tào Ngụy Minh đế giống như Thành vương, không còn nghi ngờ người chú như mình nữa, trùng hợp với tình cảnh của Tạ An lúc bấy giờ.
  4. Nguyên văn: 清歌/thanh ca, tức 挽歌/vãn ca, là tiếng hát thương xót người chết. Tấn thư quyển 20, Chí 10, Lễ trung: “Tân lễ dĩ vi vãn ca xuất vu Hán Vũ đế dịch nhân chi lao ca, thanh ai thiết, toại dĩ vi tống chung chi lễ.” (tạm dịch: Lễ mới cho rằng vãn ca xuất từ bài ca về sự nhọc nhằn của kẻ chịu lao dịch thời Hán Vũ đế, tiếng kêu đau buồn thê thiết, bèn dùng trong lễ đưa tang.)